Đám cưới vùng cao
Người Pà Thẻn
Người Pà Thẻn còn được gọi là Pà Hưng, Mèo Lài, Mèo Hoa, hoặc Mèo Đỏ. Thống kê năm 1999 tổng cộng có 5.500 người, năm 2009 là 6.811 người. Suy đoán, hiện nay khoảng 8.500 người. Họ chủ yếu sống ở Hà Giang (85%) và Tuyên Quang (10%).
Sáng ngày 23.03.2013, lúc 10:30’, khi đi qua địa phận xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang chúng tôi thấy một nhóm người mặc quần áo màu đỏ rất đẹp đang nghỉ ở góc đường.
Hỏi chuyện và được biết họ là người Pà Thẻn đang rước dâu về nhà chồng. Thấy đẹp quá, xin phép mẹ chồng chụp vài kiểu ảnh kỷ niệm.
Người Pà Thẻn ít khi kết hôn với dân tộc khác. Họ có tục ở rể tạm thời (ít nhất 6 năm, tối đa 12 năm). Nếu chàng rể nào muốn về sớm trước thời hạn thì cứ tính mỗi năm phải nộp tiền cho nhà gái.
Cô dâu lúc đầu e lệ, sau mấy phút chuyện trò đã trở nên bạo dạn, không cần cần che dấu niềm vui nữa. Nhìn nụ cười là đủ biết.
Trang phục của họ dường như vẫn y nguyên từ mấy trăm năm trước. Chỉ có mấy đôi dép tổ ong và cái mũ bảo hiểm cho ta biết là họ đang sống tại Việt nam ở thế kỷ 21.
Người Dao
Ngày 12.03.2013, lúc 9:50’ sáng, chúng tôi theo QL4D đi đến địa phận xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ngay bên lề đường trên đỉnh dốc cao vắng vẻ, nghe tiếng nhạc và nhìn thấy phông bạt đám cưới. Khoảng đất trống, xung quanh không có nhà dân. Dừng xe và tò mò ngó vào bên trong, thấy nhiều người đang chuẩn bị cỗ bàn, đồ trang trí cho buổi tiệc.
Gặp bà mẹ chồng và xin chụp hình kỷ niệm. Giới thiệu là người từ TP HCM xa xôi, nên mọi người vui vẻ và thay nhau chụp hình cùng.
Chụp riêng với mẹ chồng
với chú rể,
với cô dâu,
rồi chung với cả 2 vợ chồng.
Quay lại thì thấy bà mẹ chạy đi đâu mất. Ra ngồi với cánh đàn ông lớn tuổi, nói chuyện về Sài gòn, về chuyến đi xuyên từ Nam ra Bắc và lên tận đây. Cứ theo bản đồ mà đi.
với chú rể,
với cô dâu,
rồi chung với cả 2 vợ chồng.
Quay lại thì thấy bà mẹ chạy đi đâu mất. Ra ngồi với cánh đàn ông lớn tuổi, nói chuyện về Sài gòn, về chuyến đi xuyên từ Nam ra Bắc và lên tận đây. Cứ theo bản đồ mà đi.
Chỗ này cách biên giới khoảng 20 km theo đường chim bay, phía trên không còn đường nữa, toàn núi đá hiểm trở. Chúng tôi trò chuyện về nhiều chủ đề khác nhau bằng tiếng Việt một cách thoải mái, lưu loát. Rất rôm rả và không thấy có bất kỳ cản trở nào về ngôn ngữ. Tìm hiểu thêm, cũng chỉ biết họ là người Dao (trắng) sống ở vùng núi phía Bắc.
Không dám cụng ly với gia đình, chỉ chúc mừng cô dâu, chú rể rồi chia tay. Phía trước cung đường còn dài và nguy hiểm.
Người Thái
Tại Sơn La, người Thái chiếm hơn 1/2 tổng số dân của tỉnh. Ngày 13.03.2013, tức ngày 2.2 Âm Lịch năm Quý Tỵ, chắc là tốt với người Thái nên trên dọc đường từ Điện Biên sang Sơn La chúng tôi thấy có rất nhiều đám cưới. Khi qua địa phận xã Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu nhìn thấy một đám cưới tổ chức ngay bên QL 6.
Nhận ra đám cưới bên nhà gái của người Thái. Cô dâu và em gái trông cứ như hoa hậu, và lại vui vẻ nữa, rất sẵn sàng cho chúng tôi chụp hình.
Đứa cháu gái địu thêm em nhỏ thấy vậy cũng chen chân vào xin đứng chung.
Đứa cháu gái địu thêm em nhỏ thấy vậy cũng chen chân vào xin đứng chung.
Cảm thấy ái ngại vì sự nhiệt tình của 2 cô gái trẻ và đẹp, tôi xông vào bên trong, có ý tìm chú rể để chúc mừng. Thấy một thanh niên hói đầu, mặc comple, dáng rất đạo mạo đi tới và mời rượu. Trông giống một cán bộ xã nên tôi chỉ chào một cách lấy lệ rồi nháo nhác đi tìm chú rể. Thấy vậy, cậu ta nói ngay: “Anh ơi, em là chú rể mà!”.
Cả 3 đứng chụp chung. Cô dâu đứng giữa, tay cầm phong bì quàng qua người đàn ông bên trái, tay kia khoác tay anh thanh niên mặc bộ đồ vest. Cả 3 cùng hớn hở. Nếu không vì cái quần jeans cũ thì khó biết ai là chú rể.
Gỡ tay, chúc mừng đôi vợ chồng trẻ xinh đẹp rồi đi tiếp.
PS. Thông tin chi tiết lấy từ https://vi.wikipedia.org/ và các nguồn mở khác trên Internet.
Comments
Post a Comment