Bánh chưng - bánh tét ngày Tết
Bánh chưng - bánh tét là món ăn cổ truyền Tết Việt Nam. Thành phần bao gồm gạo nếp, đỗ xanh với nhân thịt. Miền Bắc, bánh chưng thường làm từ thịt lợn gói trong lá dong theo hình vuông. Còn trong Nam, bánh tét thì lấy thịt heo gói trong lá chuối theo hình trụ.
Có gia đình tự chuẩn bị (mua gạo nếp, đỗ xanh, thịt) rồi nhờ gói và nấu.
Có gia đình mua đồ về, tự gói (để thành phần theo ý riêng) rồi nhờ nấu hộ.
Có gia đình đặt luôn vài cặp từ những nơi nấu bánh.
Có gia đình chờ đến tết thì đi mua về.
Cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình không còn có điều kiện gói và nấu bánh nữa.
Nhu cầu ẩm thực thay đổi, nhiều người Việt ngày Tết cũng mua về chỉ trưng bày, không chắc đã ăn.
Trải qua hàng ngàn năm, bánh chưng - bánh tét từ món ăn đã chuyển thành biểu tượng của hơn 100 triệu người Việt: 96 triệu người trong nước và 4 triệu người ở nước ngoài.
Thật tiếc nếu thời gian trôi tiếp đi, biết đâu sau này người Việt không còn cả nhu cầu trưng bày nữa, ngày tết có khi chỉ kể chuyện về bánh chưng - bánh tét qua hình ảnh...
Ngày nay, nhiều nơi đang cố gắng tìm cách tái hiện không khí Tết cổ truyền qua việc tổ chức ngày hội nấu bánh chưng - bánh tét cho người dân địa phương.
Hàng năm, dịp gần Tết tôi thường tham dự lễ hội nấu bánh tét của các tỉnh phía Nam. Dù trình độ nấu ăn chỉ ở tầm luộc trứng, nhưng nhờ uy tín ẩm thực, nên tôi luôn được mời làm thành viên của ban giám khảo chấm thi các hội nấu bánh tét.
Nhân dịp Tết Canh Tý 2020, xin chia sẻ vài hình ảnh kỷ niệm những nơi đã đi qua...
- Năm 2015: xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
- Năm 2016: xã Thừa Đức huyện Bình Đại, tỉnh Bến Trẻ.
- Năm 2017: xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
- Năm 2018: xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Năm 2019: xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Mỗi xã thường chọn khoảng 10 đội thi từ các ấp. Đây là đội quân chuẩn bị thi gói bánh.
Khung cảnh bà con gói bánh tét trong từng lán trại...
Ban chấm thi thường coi khung cảnh trưng bày ...
thành phần tham gia các thế hệ khác nhau...
Bánh gói xong treo lên để ban tổ chức đếm số lượng, xăm xoi hình thức...
Sáng ra, vớt bánh lên.
Thay mặt Ban Giám Khảo kiểm đếm số lượng bánh...
Lượn lờ chụp hình...
Có gia đình tự chuẩn bị (mua gạo nếp, đỗ xanh, thịt) rồi nhờ gói và nấu.
Có gia đình mua đồ về, tự gói (để thành phần theo ý riêng) rồi nhờ nấu hộ.
Có gia đình đặt luôn vài cặp từ những nơi nấu bánh.
Có gia đình chờ đến tết thì đi mua về.
Cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình không còn có điều kiện gói và nấu bánh nữa.
Nhu cầu ẩm thực thay đổi, nhiều người Việt ngày Tết cũng mua về chỉ trưng bày, không chắc đã ăn.
Trải qua hàng ngàn năm, bánh chưng - bánh tét từ món ăn đã chuyển thành biểu tượng của hơn 100 triệu người Việt: 96 triệu người trong nước và 4 triệu người ở nước ngoài.
Thật tiếc nếu thời gian trôi tiếp đi, biết đâu sau này người Việt không còn cả nhu cầu trưng bày nữa, ngày tết có khi chỉ kể chuyện về bánh chưng - bánh tét qua hình ảnh...
Ngày nay, nhiều nơi đang cố gắng tìm cách tái hiện không khí Tết cổ truyền qua việc tổ chức ngày hội nấu bánh chưng - bánh tét cho người dân địa phương.
Hàng năm, dịp gần Tết tôi thường tham dự lễ hội nấu bánh tét của các tỉnh phía Nam. Dù trình độ nấu ăn chỉ ở tầm luộc trứng, nhưng nhờ uy tín ẩm thực, nên tôi luôn được mời làm thành viên của ban giám khảo chấm thi các hội nấu bánh tét.
Nhân dịp Tết Canh Tý 2020, xin chia sẻ vài hình ảnh kỷ niệm những nơi đã đi qua...
- Năm 2015: xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
- Năm 2016: xã Thừa Đức huyện Bình Đại, tỉnh Bến Trẻ.
- Năm 2017: xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
- Năm 2018: xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Năm 2019: xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Mỗi xã thường chọn khoảng 10 đội thi từ các ấp. Đây là đội quân chuẩn bị thi gói bánh.
Khung cảnh bà con gói bánh tét trong từng lán trại...
Ban chấm thi thường coi khung cảnh trưng bày ...
thành phần tham gia các thế hệ khác nhau...
Nghi lễ đốt lửa...
Nghi lễ đốt lửa đặc biệt làm cho 54 nồi bánh tét, tượng trưng cho 54 dân tộc Việt nam được nhóm cùng lúc
Bếp lửa phải được canh và thêm nước suốt đêm...
Sáng ra, vớt bánh lên.
Xăm xoi, cho ý kiến nhận xét
Lượn lờ chụp hình...
Chấm điểm trưng bày
Cả ban giám khảo chụp hình lưu niệm trước khi chia tay địa phương...
Comments
Post a Comment