Skip to main content

Phú Mỹ Hưng, Nam Sài Gòn

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Nam Sài Gòn

Phú Mỹ Hưng rộng 400 ha, bắt đầu được xây dựng hơn 20 năm trước, từ 1997. Khu đô thị này liên doanh giữa TP HCM 30% với 1 Công ty  Đài Loan 70%. 


Là vùng trũng nên sông Sài Gòn chảy uốn lượn quanh co qua đây trước khi ra biển. Trước đây là bãi đầm lầy, nên nhiều chuyên gia cho rằng TP HCM hiện ngập lụt tràn lan vì chỗ này xây dựng quá nhiều, lấy mất đi phần đất tích nước tự nhiên khi mùa mưa. Vừa rồi tạp chí Mỹ có đăng bài báo nói rằng cả khu Nam Bộ sẽ gần như chìm dưới mặt nước sau 30 năm nữa...Tranh thủ ghé thăm trước khi chuyện đó xảy ra... 





Hiện ở đây có trên 30.000 dân cư sinh sống, trong đó hơn 50% là người nước ngoài, phần đông đến từ châu Á: Hàn Quốc là nhiều nhất, rồi đến Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc...tạo nên  khung cảnh đa văn hoá, đa sắc tộc.



Điểm nhấn là Cầu Ánh Sao bên Hồ Bán Nguyệt, nơi dành cho người đi bộ với các cửa hàng và quán ăn các dân tộc khác nhau.



Đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 18km, rộng 150m với 14 làn xe chia đôi khu đô thị. Hàng ngày cư dân thoải mái ngắm lượng xe ô tô tải nườm nượp từ miền Tây chạy tới cảng Sài Gòn, cảng Phú Mỹ và ngược lại. 

Anh H., công ty S. có lần nói đại ý: nhìn xe chạy nhiều thì ồn ào và bụi bặm, nhưng mừng vì nhìn thấy Việt Nam đang phát triển. Dạo nào mà ít xe qua là chứng khoán giảm hẳn...

Anh C., người Đức, sống và làm việc ở đây đã lâu. Lúc trước, anh có dẫn cha mẹ sang thăm Việt Nam. Khi vào tới đường Nguyễn Văn Linh, thấy mọi người trầm trồ, anh nói đùa là chuẩn bị trình hộ chiếu, vì đây là đặc khu...

Có lần dẫn mấy người Nhật Bản ăn tối ở quán Tokyo Deli bên Hồ Bán Nguyệt. Họ nói, nhìn chỗ này thì sao mà dám nói Việt Nam đang khủng hoảng, quá phát triển chứ...

Anh Q., Việt kiều Na-Uy có dẫn con trai nhỏ về chơi. Khi giới thiệu đây là Việt Nam, cháu không tin, sao mà sạch đẹp vậy, trong tiềm thức của nó phải xấu xí, dơ bẩn chứ...



Đi dạo, thấy nhóm người đang lướt ván trên sông. Vô tình, nhận ra người quen. Anh V.,  từng đoạt giải thi Toán Quốc Tế năm 1985, nay làm trong lĩnh vực tin học. Chạy trên bờ theo anh chụp hình đến tối. Mệt đứt hơi...




Ngắm mặt trời lặn từ trên cao. Ánh nắng cuối ngày hắt lung linh lên mặt nước.



Cho tới khi nó gần lặn hẳn. Sáng rực cả góc trời.




Khi ngắm hoàng hôn ở dưới thấp hơn lại có những cảm giác khác chút. Thấy sự sống và sự bình dị của đời thường...




Chờ đến tối, đi thuyền sang cù lao nhỏ giữa sông ăn nhậu tại quán Dìn Ký. Nhìn sang bờ bên kia, ánh đèn nhấp nháy như New York...



.....

Nói thêm

Thật là khó tin, chỉ 20 năm, bàn tay con người đã biến đầm lầy thành khu đô thị sầm uất, đáng sống. Biến mảnh đất chỉ vài $ lên giá trị vài ngàn $/1m2...

Ở TP HCM, hiện nay đang có vài chục khu đô thị như vậy. Có thể chưa hoàn tất. Có thể nhỏ hơn hay lớn hơn. Nhưng diện mạo thì không hề kém...

Rộng hơn. Việt Nam có 63 tỉnh thành. Chắc chắn mỗi nơi cũng vài đô thị na ná như thế này...

Có những điều hiện tại thấy đương nhiên. Nhưng thực ra nó là sự thay đổi kỳ tích. Sẽ dễ nhận ra điều đó hơn, nếu nhìn bằng con mắt 20 năm trước, hoặc từ một nước khác...

Liệu 20 năm nữa Việt Nam sẽ tiến đến đâu? Khu Phú Mỹ Hưng này còn nổi hay đã chìm?

Comments

Popular posts from this blog

Bánh chưng - bánh tét

Bánh chưng - bánh tét ngày Tết Bánh chưng - bánh tét là món ăn cổ truyền Tết Việt Nam. Thành phần bao gồm gạo nếp, đỗ xanh với nhân thịt. Miền Bắc, bánh chưng thường làm từ thịt lợn gói trong lá dong theo hình vuông. Còn trong Nam, bánh tét thì lấy thịt heo gói trong lá chuối theo hình trụ. Có gia đình tự chuẩn bị (mua gạo nếp, đỗ xanh, thịt) rồi nhờ gói và nấu. Có gia đình mua đồ về, tự gói (để thành phần theo ý  riêng) rồi nhờ nấu hộ. Có gia đình đặt luôn vài cặp từ những nơi nấu bánh. Có gia đình chờ đến tết thì đi mua về. Cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình không còn có điều kiện gói và nấu bánh nữa. Nhu cầu ẩm thực thay đổi, nhiều người Việt ngày Tết cũng mua về chỉ trưng bày, không chắc đã ăn. Trải qua hàng ngàn năm, bánh chưng - bánh tét từ món ăn đã chuyển thành biểu tượng của hơn 100 triệu người Việt: 96 triệu người trong nước và 4 triệu người ở nước ngoài. Thật tiếc nếu thời gian trôi tiếp đi, biết đâu sau này người Việt không còn cả nhu cầu trưng bày nữa, ...

Nậm Tột (Nghệ An)

Nậm Tột - miền biên viễn         Nậm Tột - miền biên giới phía xa. Là bản thuộc xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Sát với nước Lào. Nằm trên độ cao hơn 2.000 m. Sáng sớm thì sương mù. Ban ngày trời nắng rát. Chiều thường mưa dông. Tối rét lạnh, đắp chăn vẫn rét run. Mùa mưa, đường trơn lầy lội, nơi này dường như cách ly khỏi xung quanh. Ngày thường, người xa chỉ dám đến từ 10 sáng tới 3h chiều, lỡ có gặp mưa thì không sao ra được. Bản có 45 hộ gia đình, chủ yếu là người Mông. Năm ngoái, 2019, TV Nghệ An có làm phóng sự về nơi đây. Quay cảnh những đứa trẻ  lứa mầm non học trong nhà dân.   Cuối tháng 6-2020, tới dự lễ khánh thành nhà trẻ mới. Được tận mắt chứng kiến sự thay đổi trong cuộc sống của Nậm Tột.  Hà Nội cách đây khoảng 400km, đi qua xứ Thanh - Nghệ. Địa danh lịch sử, nơi sản sinh ra biết bao nhân tài của đất Việt.       Dừng chân tại Pù Luông. Hãy thưởng ngoạn những cánh ruộng bậc t...

Lời tựa

 Tự sự Đầu năm 2013. Cơ quan cũ tái cấu trúc nhân sự. Không còn chỗ cho mình. Lúc đó đã 50 tuổi, khó mà xin đi làm được nữa. Vậy là nghỉ.  Quê ở miền trung du,  mong ước có cảm giác sau tay lái trên những cung đường ven biển hay vòng quanh núi. Một mình không dám đi.  May là tìm được một người bạn có cùng ý muốn. Hai anh em thay nhau lái xe ô tô từ Nam ra Bắc. Từ Hà nội đi tiếp Đông Bắc, rồi Tây Bắc. Quay ngược lại TP Hồ Chí Minh. Đi tới Mũi Cà Mau, ra Đảo Phú Quốc. Mất vài tháng. Không vội vàng, thích chỗ nào thì dừng lại nghỉ. Đi đâu cũng chụp ảnh và ghi chép. Sau này, vài dịp qua lại những chỗ đó. Có lần lái xe. Có lần chỉ là hành khách. Khi không ngồi trên tay lái, nhận được nhiều trải nghiệm khác nhau. Thường  thợ ảnh ít khi viết văn. Nhà văn thì lại không hay chụp hình. Giờ tổng hợp lại các bức ảnh những nơi đã qua, dùng lời văn của nhà toán học, thêm chút cảm xúc riêng tư, cộng với cái tôi vào nữa để viết loạt bài tản mạn về d...