Cù Lao Câu (Đảo Hòn Cau)
Kết thúc chuyến thăm Đảo Phú Quý, đi bằng tàu biển về đến bờ mất gần 6 tiếng. Điểm tiếp theo là Cù Lao Câu, cách cảng Phan thiết gần 100 km. Đi qua Mũi Né, thủ đô nghỉ dưỡng của tỉnh Bình Thuận. Lịch sử hiện đại của Mũi Né gắn liền với hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra ngày 24/10/1995. Thời điểm này, khách du lịch trong và ngoài nước đổ về rất đông. Lần đầu tiên người dân ở đây biết được khái niệm kẹt xe. Trải qua 1/4 thế kỷ, Mũi Né đã phát triển trở nên nổi tiếng với hàng trăm khu nghỉ dưỡng. Ngoài nắng, gió biển và đồ ăn tươi sống, Mũi Né còn có đặc sản cồn cát vàng mênh mông.
Đi quá Mũi Né 30 km, theo quốc lộ DT716 ven biển sẽ thấy hai bên đường bát ngát những cồn cát trắng mịn.
Đến đoạn đường Phan Rí Cửa gặp hồ Bàu Trắng và hồ Bàu Sen.
Tiếp đó sẽ là Đồi Cát Trắng (White Sand Dunes). Đây là những nơi rất nổi tiếng của các tay đua. Địa danh này trên Google Map có hơn 11.000 tấm ảnh! Tha hồ chiêm ngưỡng mà không cần đến tận nơi.
Đến đoạn đường Phan Rí Cửa gặp hồ Bàu Trắng và hồ Bàu Sen.
Tiếp đó sẽ là Đồi Cát Trắng (White Sand Dunes). Đây là những nơi rất nổi tiếng của các tay đua. Địa danh này trên Google Map có hơn 11.000 tấm ảnh! Tha hồ chiêm ngưỡng mà không cần đến tận nơi.
Chạy thêm 40 km nữa là tới thị trấn Liên Hương. Nghỉ đêm ở đây để sáng hôm sau ra đảo.
Cù Lao Câu, còn gọi là hòn Cau, là đảo hoang, không có người ở. Diện tích hơn 1 km2, hiện đang do quân đội quản lý. Cách đất liền, thị trấn Liên Hương, khoảng hơn 10 km, đi bằng thuyền nhỏ từ bến tàu Song Yến mất gần 1 tiếng.
Trên đảo có quán ăn của ông Tư Hữu. Đoàn muốn tham quan thường phải gọi trước để ông chở đồ ăn và nước ngọt ra đảo chờ sẵn. Nếu muốn ngủ qua đêm phải tự chuẩn bị lều, túi ngủ và thông báo cho biên phòng. Ngại ngần chút vì sợ trên đảo không có phòng vệ sinh, nghĩ cảnh khi làm điều cần thiết mà có người nhìn thì quả là bất tiện.
Vào thời thế chiến thứ 2, đây là nơi cư trú của hải tặc hay cướp các tàu chạy qua. Thân nhân những thủy thủ Nhật bản bị giết nơi đây vẫn thỉnh thoảng thả hoa xuống biển để tưởng nhớ.
“Chủ đảo”, ông Tư Hữu sinh năm 1954. Ông lấy vợ sớm vào đầu những năm 1970. Nhưng phải trốn quân dịch, nên lánh ra đảo này. Dần dần gắn bó nơi đây. Hồi đó, đảo do quân đội Mỹ quản lý, là nơi cung cấp xăng dầu cho tàu bè ghé qua.
Trên đảo có rất nhiều phiến đá hình thù đa dạng, xếp gọn gàng ngay sát mép biển.
Bên dưới là những bãi tắm vắng vẻ, hoang sơ.
Hồi nhỏ, ở quê, khi chăn trâu rất hay thả diều tự làm. Tiếc không còn giữ được tấm ảnh cầm diều cưỡi trên lưng trâu nữa, đành lấy hình vẽ minh họa.
Giờ đây, sau hơn 40 năm, mới có điều kiện làm lại. Thiếu trâu, nhưng có nhiều loại diều hiện đại.
Bất ngờ khi thấy mọi người lớn - nhỏ đều hưởng ứng nhiệt tình và họ rất tin tưởng vào chức danh “Phó Chủ Tịch Hội thả diều TP HCM” (tự phong).
Hoàng hôn ở đảo diễn ra rất nhanh, chỉ kịp chụp vội.
Tối ngủ ngay bãi biển trong lều do đoàn mang đi sẵn. Cù Lao Câu thời trước là trại nuôi rắn độc của quân đội. Dù đã dẹp từ lâu nhưng ông Tư cũng khuyên đi lại cẩn trọng. Lều ngủ đặt ở vách đá gần nơi có nhiều chuột. Chuột tồn tại thì khả năng ít có rắn hơn. Nghỉ ở bờ Tây của đảo, ban đêm nhìn đất liền thấy rất nhiều ánh đèn nhấp nháy, bên đó là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.
Sát ngay sau quán ăn, ông Tư Hữu đã kịp xây 5-7 cái nhà vệ sinh kín đáo. Nước ngọt chuyển sẵn ra từ hôm trước đủ phục vụ nhu cầu tối thiểu cho đoàn.
Sát ngay sau quán ăn, ông Tư Hữu đã kịp xây 5-7 cái nhà vệ sinh kín đáo. Nước ngọt chuyển sẵn ra từ hôm trước đủ phục vụ nhu cầu tối thiểu cho đoàn.
Sáng ngủ dậy, chiếc diều buộc vào cột nhà qua đêm không còn nữa. Gió đổi hướng làm dây diều cà vào mái tôn. Đứt. Diều đã tự bay đi xa rồi.
Điểm đến tiếp theo: Đảo Bình Ba - tỉnh Khánh Hoà
Tư liệu : tháng 5-2018. Hoàn tất: tháng 5-2019.
Comments
Post a Comment