Skip to main content

Đảo Bình Ba (Khánh Hoà)

Đảo Bình Ba

Rời Cù Lao Câu, tỉnh Bình Thuận, đi tiếp tới đảo Bình Ba. Đảo Bình Ba thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Diện tích đảo  3 km2, dân số dưới 5.000 người. Cách đất liền (cảng Ba Ngòi) khoảng 15 km. Do yếu tố quân sự nên mấy năm trở lại đây người nước ngoài không được phép tham quan đảo như trước nữa.

Đây là cung đường chạy dọc theo hết bờ biển tỉnh Ninh Thuận. Trên đường rất nhiều điểm có thể dừng chân ngắm cảnh: Cà Ná, Bàu Trắng, Bàu Sen, Mũi Dinh, Ninh Chữ, Núi Chúa, Amanoi, Vĩnh Hy... Sẽ được ghi chép trong bài “Núi Chúa - Vĩnh Hy, Ninh Thuận”.

Gửi xe ô tô qua đêm tại cảng Ba ngòi, Cam Ranh. Lên tàu cao tốc phóng ra đảo. Trước khi rời bến, lính biên phòng trực tiếp lên tàu kiếm tra giấy tờ khá kỹ. Nhìn từ xa thấy đảo khá trù phú.


Tàu cao tốc chạy rất nhanh, gió mạnh rớt mất mũ. Do có quen trước nên đã đặt phòng ở khách sạn duy nhất mới xây, không phải ở nhà trọ.



Tỉnh Khánh Hoà còn có đảo tên Ba Bình, thuộc huyện đảo Trường sa. Đảo này diện tích 0,48 km2 (so với 3 km2 của Bình Ba), và cách đất liền hơn 500 km (so với 15 km của Bình Ba). Hiện nay đảo Ba Bình đang do Đài Loan chiếm giữ trái phép.

Thăm đảo Bình Ba lần này là ngẫu nhiên, không tính trước. Có người bạn muốn bán chiếc ô tô. Vì xe cũ, khó bán ở Sài gòn, nên phải lái đem về quê miền Trung nhờ bán. Thế là tôi đi cùng. Lên mạng, thấy nhiều người vừa đi Bình Ba về, cảnh cô gái thành phố loay hoay với mái chèo đứng trên thuyền thúng (thay vì ngồi xuống) giữa biển xanh thấy rất đẹp và lạ lẫm. Vậy là tìm tòi trên mạng, hỏi han, rồi quyết luôn. Không cảm thấy tiếc.

Đảo nhỏ, chạy xe máy xung quanh. Ở trên cao nhìn xuống, chỗ nào đẹp thì chụp hình rồi tìm cách xuống đến tận nơi coi.




Bán đảo nhô ra giống hình con rùa, nên được gọi là đảo Rùa. Sát bên là bãi tắm.




Bãi đá ở đây khá nguy hiểm, rất trơn, chân bị trượt ngã chảy cả máu. Khi lặn ngắm san hô phải có người bản địa hỗ trợ.



Thảnh thơi, nằm dài nghỉ ngơi trên biển.



Thuê xe mô tô nước tự chạy vòng quanh, ngắm từ xa.



Trời gần tối, chụp càng mặt trời sắp tắt nắng trên biển đảo. Đã đặt bữa tối từ trước. Bàn ăn và 2 ghế nhựa xếp trên bãi cát sát biển. Ngon.



Đảo nhỏ, cho phép nhìn mặt trời tại 2 thời điểm: hoàng hôn và bình minh. Sáng hôm sau, dậy từ 4h để đi dạo, chờ ngắm những tia nắng đầu tiên. Khá đông khách du lịch, tìm mãi mới được chỗ tương đối vắng.






Rời đảo Bình Ba, lên ô tô rong ruổi tiếp ra hướng Bắc. Đến thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, trời đã gần tối. Xe đang chạy bỗng dưng đột ngột tắt máy, khựng lại ngay giữa đường. Xe cũ, tìm được chỗ sửa tại đây chắc không hề dễ. Anh bạn chủ xe đã lường trước, phán đoán chính xác bộ phận hư hỏng và chuẩn bị sẵn có phụ tùng thay thế. Nhưng lại thiếu dụng cụ, đồ nghề sửa chữa. May mắn, tôi có người bạn, đang làm cho nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, hiện sống tại Tuy Hoà. Ba người loay hoay một lúc cũng khắc phục được sự cố.


Vẫn kịp uống với nhau mấy ly bia tại quán ăn đêm ở trung tâm Tuy Hoà. Vô tình, họ là đồng môn của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, và hai anh lại có nhiều chuyện chung để nói với nhau.



Một người tôi quen từ năm 2004, thời gian đi công tác tại nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Một người tôi quen từ năm 1970. Một anh sống gần biển từ nhỏ, được tắm biển hàng ngày. Một anh phụ trách kỹ thuật của giàn khai thác dầu khí, thường xuyên giữa biển 10 năm nay. Với cả hai anh, biển xanh, hải sản tươi là lẽ thường tình hàng ngày. Nên rất thông cảm với sự háo hức với biển của người khác. 

Riêng cá nhân tôi, nhìn thấy biển lần đầu tiên trong đời năm 1991, lúc 27 tuổi. Và được tắm biển lần đầu năm 1996 tại Mũi Né.  Còn nhớ, lần đó cắm lều trại nghỉ qua đêm ngay sát biển, buổi tối trời mưa lớn, cả nhà bị ướt hết...

Điểm đến tiếp theo: Đảo Hòn Tre - tỉnh Khánh Hoà.

Tư liệu  : tháng 5-2016. Hoàn tất: tháng 5-2019.                                                                

Comments

Popular posts from this blog

Bánh chưng - bánh tét

Bánh chưng - bánh tét ngày Tết Bánh chưng - bánh tét là món ăn cổ truyền Tết Việt Nam. Thành phần bao gồm gạo nếp, đỗ xanh với nhân thịt. Miền Bắc, bánh chưng thường làm từ thịt lợn gói trong lá dong theo hình vuông. Còn trong Nam, bánh tét thì lấy thịt heo gói trong lá chuối theo hình trụ. Có gia đình tự chuẩn bị (mua gạo nếp, đỗ xanh, thịt) rồi nhờ gói và nấu. Có gia đình mua đồ về, tự gói (để thành phần theo ý  riêng) rồi nhờ nấu hộ. Có gia đình đặt luôn vài cặp từ những nơi nấu bánh. Có gia đình chờ đến tết thì đi mua về. Cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình không còn có điều kiện gói và nấu bánh nữa. Nhu cầu ẩm thực thay đổi, nhiều người Việt ngày Tết cũng mua về chỉ trưng bày, không chắc đã ăn. Trải qua hàng ngàn năm, bánh chưng - bánh tét từ món ăn đã chuyển thành biểu tượng của hơn 100 triệu người Việt: 96 triệu người trong nước và 4 triệu người ở nước ngoài. Thật tiếc nếu thời gian trôi tiếp đi, biết đâu sau này người Việt không còn cả nhu cầu trưng bày nữa, ...

Nậm Tột (Nghệ An)

Nậm Tột - miền biên viễn         Nậm Tột - miền biên giới phía xa. Là bản thuộc xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Sát với nước Lào. Nằm trên độ cao hơn 2.000 m. Sáng sớm thì sương mù. Ban ngày trời nắng rát. Chiều thường mưa dông. Tối rét lạnh, đắp chăn vẫn rét run. Mùa mưa, đường trơn lầy lội, nơi này dường như cách ly khỏi xung quanh. Ngày thường, người xa chỉ dám đến từ 10 sáng tới 3h chiều, lỡ có gặp mưa thì không sao ra được. Bản có 45 hộ gia đình, chủ yếu là người Mông. Năm ngoái, 2019, TV Nghệ An có làm phóng sự về nơi đây. Quay cảnh những đứa trẻ  lứa mầm non học trong nhà dân.   Cuối tháng 6-2020, tới dự lễ khánh thành nhà trẻ mới. Được tận mắt chứng kiến sự thay đổi trong cuộc sống của Nậm Tột.  Hà Nội cách đây khoảng 400km, đi qua xứ Thanh - Nghệ. Địa danh lịch sử, nơi sản sinh ra biết bao nhân tài của đất Việt.       Dừng chân tại Pù Luông. Hãy thưởng ngoạn những cánh ruộng bậc t...

Lời tựa

 Tự sự Đầu năm 2013. Cơ quan cũ tái cấu trúc nhân sự. Không còn chỗ cho mình. Lúc đó đã 50 tuổi, khó mà xin đi làm được nữa. Vậy là nghỉ.  Quê ở miền trung du,  mong ước có cảm giác sau tay lái trên những cung đường ven biển hay vòng quanh núi. Một mình không dám đi.  May là tìm được một người bạn có cùng ý muốn. Hai anh em thay nhau lái xe ô tô từ Nam ra Bắc. Từ Hà nội đi tiếp Đông Bắc, rồi Tây Bắc. Quay ngược lại TP Hồ Chí Minh. Đi tới Mũi Cà Mau, ra Đảo Phú Quốc. Mất vài tháng. Không vội vàng, thích chỗ nào thì dừng lại nghỉ. Đi đâu cũng chụp ảnh và ghi chép. Sau này, vài dịp qua lại những chỗ đó. Có lần lái xe. Có lần chỉ là hành khách. Khi không ngồi trên tay lái, nhận được nhiều trải nghiệm khác nhau. Thường  thợ ảnh ít khi viết văn. Nhà văn thì lại không hay chụp hình. Giờ tổng hợp lại các bức ảnh những nơi đã qua, dùng lời văn của nhà toán học, thêm chút cảm xúc riêng tư, cộng với cái tôi vào nữa để viết loạt bài tản mạn về d...